Số dư đảm phí ( CM- contribution margin)

admin
By admin

Kết quả

Số dư đảm phí ( CM- contribution margin):

Số dư đảm phí (hay còn gọi là Lãi trên biến phí) là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. Số dư đảm phí khi đã bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp chính là lợi nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm.

– Nếu gọi x: số lượng, g: giá bán, a: chi phí khả biến đơn vị, b: chi phí bất biến. Ta có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí như sau: 

Từ báo cáo thu nhập tổng quát trên ta xét các trường hợp sau:

• Khi xn không hoạt động sản lượng x = 0 ⇒ lợi nhuận doanh nghiệp : P = -b nghĩa là doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến. 

• Tại sản lượng xh mà ở đó số dư đảm phí bằng chi phí bất biến ⇒ lợi nhuận doanh nghiệp: P = 0, nghĩa là doanh nghiệp đạt được điểm hoà vốn.

⇒ (g – a)xh = b 

• Tại sản lượng x1 > xh ⇒ lợi nhuận xnP1 = (g-a) x1 – b

• Tại sản lượng x> x1 > xh ⇒ lợi nhuận  xnP2 = (g- a) xx -b

Như vậy khi sản lượng tăng 1 lượng là Δx = x2 – x1

⇒ Lợi nhuận tăng 1 lượng là ΔP = P2 – P1

⇒ ΔP = (g – a) (x2 – x1)

Vậy

ΔP = (g- a) (x2-x1)

Kết luận : Thông qua khái niệm số dư đảm phí ta được mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận. Mối quan hệ đó là : Nếu sản lượng tăng 1 lượng thì lợi nhuận tăng lên 1 lượng bằng sản lượng tăng lên nhân cho số số dư đảm phí đơn vị.

* Chú ý kết luận này chỉ đúng khi doanh nghiệp đã vượt qua điểm hoà vốn.

– Sử dụng khái niệm số dư đảm phí sẽ thấy được mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận, tuy nhiên nó có những nhược điểm sau:

• Không giúp người quản lý có cái nhìn tổng quát giác độ toàn bộ doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì sản lượng của từng sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn doanh nghiệp.

• Làm cho người quản lý dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi vì tưởng rằng tăng doanh thu của những sản phẩm có số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên, nhưng điều này có khi hoàn toàn ngược lại.

Để khắc phục những nhược điểm của số dư đảm phí, ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí. 

Nguồn: Ths. Đinh Xuân Dũng (Chia sẻ bởi Sotaykinhdoanh.com biên tập và hệ thống hóa) 

 

Source link

Share This Article