Mô hình quản trị chiến lược

admin
By admin

 

Kết quả

Mô hình quản trị chiến lược:

Để có thể hình dung một cách tổng quan về quản trị chiến lược ta dùng các mô hình để diễn đạt. Có rất nhiều mô hình khác nhau mô tả quá trình quản trị chiến lược nhưng về cơ bản các mô hình này không khác nhau nhiều. Dưới đây là mô hình mang tính bao quát hơn cả. Mô hình này chia toàn bộ chu kỳ quản trị chiến lược thành 9 bước cụ thể như sau:

Sơ đồ: Mô hình quản trị chiến lược 

Bước 1: nghiên cứu triết lý kinh doanh, mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp. Bước này thực hiện việc nghiên cứu lại triết lý kinh doanh, mục tiêu và các nhiệm vụ cụ thể của doanh nghiệp.

Bước 2: phân tích môi trường bên ngoài. Bước này nhằm xác định được mọi cơ hội và đe dọa có thể xuất hiện trong thời kỳ kinh doanh chiến lược. Để thự hiện bước này hiệu qủa bạn cần liên với các công ty nghiên cứu thị trường, chẳng hạn như dịch vụ nghiên cứu thị trường GetJob.vn để đảm bảo phân tích đúng các chỉ số bên ngoài giúp hoạt động đưua ra chiến lược được thực hiện tốt

Bước 3: phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp. Phân tích bên trong nhằm xác định điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong thời kỳ kinh doanh chiến lược.

Bước 4: xét lại mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp trong thời kỳ chiến lược. Bước này có nhiệm vụ dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu ở các bước trên mà đánh giá lại xem mục tiêu, nhiệm vụ ở thời kỳ kinh doanh chiến lược là gì?

Bước 5: quyết định chiến lược kinh doanh. Quyết định chiến lược kinh doanh chính là bước xác định và lựa chọn chiến lược kinh doanh cụ thể cho thời kỳ chiến lược. Tùy theo phương pháp xây dựng chiến lược cụ thể mà doanh nghiệp sử dụng các kỹ thuật xây dựng và đánh giá để quyết định chiến lược tối ưu cho thời kỳ chiến lược.

Bước 6: tiến hành phân phối các nguồn lực. Hiểu đơn giản nhất thì phân phối các nguồn lực chính là việc phân bổ các nguồn lực sản xuất cần thiết trong quá trình tổ chức thực hiện chiến lược đã xác định.

Bước 7: xây dựng chính sách. Nội dung của bước này là xây dựng các chính sách kinh doanh phù hợp với các điều kiện của thời kỳ chiến lược. Các chính sách kinh doanh được quan niệm là các chính sách gắn trực tiếp với từng lĩnh vực hoạt động chức năng như marketing, sản phẩm, sản xuất,…

Bước 8: xây dựng và triển khai các kế hoạch ngắn hạn hơn.

Bước 9: kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh.

 

Nguồn: Chia sẻ bởi Sotaykinhdoanh.com (Biên tập và hệ thống hóa)

 

Source link

Share This Article