Hợp đồng mua lại (Repurchase agreement – Repo)

admin
By admin

Kết quả

Hợp đồng mua lại (Repurchase agreement – Repo):

Hợp đồng mua lại là một hợp đồng trong đó ngân hàng bán một số lượng tín phiếu kho bạc mà nó đang nắm giữ, kèm theo điều khoản mua lại số tín phiếu đó sau một vài ngày hay một vài tuần với mức giá cao hơn.

Về thực chất đây là một công cụ để vay nợ ngắn hạn (thường không quá hai tuần) của các ngân hàng trong đó sử dụng tín phiếu kho bạc làm vật thế chấp.

Sau đây là ví dụ về cách sử dụng một “Repo” để vay vốn: Một công ty lớn của Mỹ là General Motors (GM), có một số vốn nhàn rỗi trong tài khoản là 1 triệu USD. Công ty muốn tranh thủ cho vay ngắn hạn khoản tiền này. Ngân hàng Citibank khi đó đang có nhu cầu vay 1 triệu USD trong 1 tuần. Ngân hàng quyết định sử dụng một “Repo” để vay của GM bằng cách ký hợp đồng bán cho GM 1 triệu USD tín phiếu kho bạc mà ngân hàng đang nắm giữ với cam kết sẽ mua lại số tín phiếu này với giá cao hơn sau đó 1 tuần. Như vậy, thông qua hợp đồng mua lại – “Repo” nói trên, công ty GM đã cung cấp cho Citibank một khoản vay ngắn hạn, lãi trả cho GM chính là khoản chênh lệch giữa giá bán lại tín phiếu cho ngân hàng sau đó 1 tuần và giá mua tín phiếu lúc đầu. Trong trường hợp xảy ra rủi ro Citibank không thanh toán được nợ cho GM khi đến hạn, 1 triệu USD tín phiếu kho bạc vẫn thuộc sở hữu của GM và công ty có thể bán trên thị trường tiền tệ để thu hồi vốn về. Như vậy 1 triệu USD tín phiếu kho bạc (một công cụ có tính lỏng cao nhất và an toàn nhất trên thị trường tiền tệ) đã được sử dụng làm vật thế chấp trong “Repo” để đảm bảo khả năng thanh toán nợ của Citibank và đã làm cho GM yên tâm khi cho vay.

Ngoài các công cụ phổ biến trên, ở các nước có thị trường tiền tệ phát triển (ví dụ như Mỹ) còn có thêm một số công cụ khác như quỹ liên bang (Fed funds) hay đôla châu Âu (Euro dollars). 

Nguồn: Ths. Đặng Thị Việt Đức – Ths. Phan Anh Tuấn (Chia sẻ bởi Sotaykinhdoanh.com biên tập và hệ thống hóa)

 

Source link

Share This Article