Cơ cấu quản trị trực tuyến chức năng.

admin
By admin

Kết quả

Cơ cấu quản trị trực tuyến chức năng.:

Để khắc phục nhược điểm của các cơ cấu trực tuyến, chức năng, hiện nay kiểu cơ cấu liên hiệp (trực tuyến – chức năng) được áp dụng rộng rãi phổ biến cho các doanh nghiệp. Theo cơ cấu này, người lãnh đạo cao nhất của tổ chức được sự giúp đỡ của những người lãnh đạo chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn, và kiểm tra việc thực hiện quyết định. Mô hình cơ cấu trực tuyến – chức năng như sau: 

Mô hình cơ cấu trực truyến chức năng 

Đặc điểm: Người lãnh đạo của tổ chức vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp.Việc truyền mệnh lệnh vẫn theo tuyến đã quy định. Người lãnh đạo ở các bộ phận chức năng không ra lệnh trực tiếp cho những người thừa hành ở các bộ phận sản xuất theo tuyến.

Ưu nhược điểm:

Cơ cấu trực tuyến – chức năng đã lợi dụng được ưu điểm của cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng. Tuy nhiên lại xuất hiện nhược điểm mới.

– Người lãnh đạo phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa các bộ phận trực tuyến và các bộ phận chức năng.

– Những người lãnh đạo chức năng lại có nhiều ý kiến khác nhau, người lãnh đạo phải họp bàn, tranh luận căng thẳng, ra quyết định không kịp thời, hiệu quả quyết định thấp.

Để khắc phục nhược điểm này, một số các doanh nghiệp áp dụng cơ cấu quản lý, sử dụng ban tham mưu giúp việc của một nhóm chuyên gia hoặc chỉ một người trợ lý nào đó.

Cơ cấu trực tuyến tham mưu (Cơ cấu biến thể của trực tuyến chức năng).

 Cơ cấu trực tuyến tham mưu 

Nếu áp dụng cơ cấu này, người lãnh đạo lợi dụng được tài năng của một số chuyên gia, tiếp xúc thường xuyên với họ không cần hình thành một cơ cấu tổ chức phức tạp. Cơ cấu này được gọi là cơ cấu tổ chức quản trị kiểu trực tuyến – tham mưu (giống như cơ cấu tham mưu trong quân đội). 

Nguồn:TS. Hà Văn Hội (Chia sẻ bởi Sotaykinhdoanh.com biên tập và hệ thống hóa)

 

Source link

Share This Article