Mô hình truyền thông | Chia sẻ bởi Sotaykinhdoanh.com

Kết quả

Mô hình truyền thông:

Nhìn vào hình dưới, các bạn sẽ thấy truyền thông diễn ra như thế nào. Theo mô hình này, chúng ta có thể thấy luồng thông tin được chuyển đi theo các bước như sau:

(1). Người gửi xây dựng thông điệp, mã hóa thông điệp thành lời, cử chỉ, ngữ điệu, hay những biểu tượng, ký hiệu khác.

(2). Thông điệp được mã hóa sẽ chuyển đến người nhận có chủ ý trước thông qua một hay nhiều kênh truyền thông.

(3). Người nhận thông điệp sẽ giải mã thông điệp. Lý tưởng nhất là ý nghĩa giải mã thông điệp đúng với những gì người gửi muốn trình bày.

(4). Để hoàn chỉnh hệ thống truyền tin, cần phải có phản hồi. Phản hồi là một cách kiểm tra sự thành công của quá trình chuyển đổi thông điệp. 

Nhìn vào mô hình có thể thấy có những yếu tố có thể gây nên sự sai lệch khi truyền thông như:

– Quá trình định hình thông điệp, mã hóa.

–  Kênh truyền thông.

– Giải mã và phản hồi.

– Các tác nhân gây nhiễu mà ta tạm dịch là ‘tiếng ồn’ liên quan đến cơ cấu tổ chức, xã hội và tâm lý học dẫn đến những sai lệch về thông điệp gửi đến người nhận.

Ví dụ: một giảng viên trong giảng dạy dùng từ không chính xác sẽ làm cho sinh viên hiểu lầm. Chẳng hạn, giảng viên dùng từ yếu điểm để nói đến điểm quan trọng theo nghĩa Hán Việt, nhưng sinh viên lại giải mã theo nghĩa thuần Việt là điểm yếu. Ngoài ra, trong lớp sinh viên nói chuyện ồn ào cũng sẽ làm cho quá trình truyền thông bị sai lệch. 

Nguồn: Ths. Tạ Thị Hồng Hạnh (Chia sẻ bởi Sotaykinhdoanh.com biên tập và hệ thống hóa)

 

Source link

Related Posts