Các chiến lược cạnh tranh của Michael Porter (Chiến lược chi phí thấp nhất, chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, chiến lược tập trung, chiến lược phản ứng nhanh)

admin
By admin

 

Kết quả

Các chiến lược cạnh tranh của Michael Porter (Chiến lược chi phí thấp nhất, chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, chiến lược tập trung, chiến lược phản ứng nhanh):

Các chiến lược cạnh tranh chính đó là: chiến lược chi phí thấp nhất, chiến lược khác biệt hoá sản phẩm, nhu cầu tiêu dùng và khác biệt hóa sản phẩm, chiến lược phản ứng nhanh …

Chiến lược chi phí thấp nhất

    • Mục tiêu của công ty theo đuổi chiến lược chi phí thấp là tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm với chi phí thấp nhất.

 

Đặc điểm:

    • Tập trung vào công nghệ và quản lý để giảm chi phí

 

    • Không tập trung vào khác biệt hóa sản phẩm

 

    • Không đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu, đưa ra tính năng mới, sản phẩm mới

 

    • Nhóm khách hàng mà công ty phục vụ thường là nhóm “khách hàng trung bình”.

 

Ưu điểm:

    • Khả năng cạnh tranh

 

    • Khả năng thương lượng với nhà cung cấp mạnh

 

    • Cạnh tranh tốt với sản phẩm thay thế

 

    • Tạo rào cản thâm nhập thị trường

 

Rủi ro:

    • Công nghệ để đạt mức chi phí thấp à tốn kém, rủi ro

 

    • Dễ dàng bị bắt chước

 

    • Có thể không chú ý đến thị hiếu và nhu cầu của khách hàng

 

Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm

    • Mục tiêu của các công ty theo đuổi chiến lược khác biệt hóa sản phẩm là đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc tạo ra sản phẩm được xem là duy nhất, độc đáo đối với khách hàng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng cách thức mà các đối thủ cạnh tranh không thể.

 

Đặc điểm:

    • Cho phép công ty định giá ở mức cao

 

    • Tập trung vào việc khác biệt hóa

 

    • Chia thị trường thành nhiều phân khúc khác nhau

 

    • Vấn đề chi phí không quan trọng

 

Ưu điểm:

    • Trung thành với nhãn hiệu của khách hàng (brand loyalty)

 

    • Khả năng thương lượng với nhà cung cấp là mạnh

 

    • Khả năng thương lượng đối với khách hàng cũng mạnh

 

    • Tạo rào cản thâm nhập thị trường

 

    • Cạnh tranh tốt với sản phẩm thay thế

 

Rủi ro:

    • Khả năng duy trì tính khác biệt, độc đáo của sản phẩm

 

    • Khả năng bắt chước của các đối thủ cạnh tranh

 

    • Dễ dàng mất đi sự trung thành đối với nhãn hiệu

 

    • Độc đáo so với mong muốn của khách hàng

 

Nhu cầu tiêu dùng và khác biệt hóa sản phẩm

    • Khác biệt hóa ở một chừng mực nào đó để nhu cầu đạt được ở mức tối thiểu cần có.

 

    • Khác biệt hóa sản phẩm ở mức cao hơn đối thủ để tạo sự sắc bén

 

    • Khác biệt hóa sản phẩm bằng sự độc đáo trong sản phẩm mà không có đối thủ cạnh tranh nào làm được. Chẳng hạn như trong thiết kế tem nhãn, bao bì sản phẩm.

 

    • Khác biệt hóa sản phẩm bằng sự đa dạng hóa sản phẩm để phục vụ sở thích hay thị hiếu khác nhau của khách hàng.

 

    • Khác biệt hóa sản phẩm dựa vào khả năng nổi bật của công ty mà đối thủ cạnh tranh không thể sánh bằng.

 

Chiến lược tập trung

    • Chiến lược tập trung chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của một phân khúc thị trường nào đó thông qua yếu tố địa lý, đối tượng khách hàng hoặc tính chất sản phẩm.

 

Đặc điểm:

    • Có thể theo chiến lược chi phí thấp

 

    • Có thể theo chiến lược khác biệt hoá sản phẩm

 

    • Tập trung phục vụ phân khúc mục tiêu

 

Ưu điểm:

    • Khả năng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo, đặc biệt mà các đối thủ cạnh tranh khác không thể làm được.

 

    • Hiểu rõ phân khúc mà mình phục vụ.

 

Rủi ro:

    • Trong quan hệ với nhà cung cấp công ty không có ưu thế.

 

    • Chi phí sản xuất cao

 

    • Thay đổi công nghệ hoặc thị hiếu khách hàng thay đổi.

 

Chiến lược phản ứng nhanh

Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp đi từ chiến lược chi phí thấp, rồi chuyển sang chiến lược khác biệt hóa, và sau đó là biết cách kết hợp hai chiến lược trên. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đạt lợi thế cạnh tranh do chú trọng đáp ứng về mặt thời gian. Điều này thể hiện trên các khía cạnh sau đây:

    • Phát triển sản phẩm mới

 

    • Cá nhân hóa các sản phẩm

 

    • Hoàn thiện các sản phẩm hiện hữu

 

    • Phân phối các sản phẩm theo đơn đặt hàng

 

    • Điều chỉnh các hoạt động marketing

 

    • Quan tâm tới những yêu cầu của khách hàng

 

Chia sẻ bởi Sotaykinhdoanh.com – Biên tập và hệ thống hóa

Source link

Share This Article